Những điều người lao động cần biết.

Bạn có biết rằng người lao động có quyền được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật? Hãy cùng tìm hiểu qua những điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình trong bài viết này.

1. Thời gian thử việc

Theo Bộ Luật lao động, người lao động phải thử việc trong thời gian nhất định và theo tính chất công việc và người lao động chỉ phải thử việc duy nhất 1 lần đối với 1 công việc. Thời gian thử việc cụ thể như sau

  • Đối với công việc yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên: không quá 60 ngày
  • Đối với công việc yêu cầu trình độ trung cấp: không quá 40 ngày
  • Đối với lao động phổ thông và các công việc khác: không quá 6 ngày

Người lao động chỉ phải thử việc trong thời gian của Bộ Luật quy định, nếu lao động phải làm thử việc nhiều hơn so với quy định thì doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2-5 triệu đồng và buộc phải trả 100% tiền lương cho người lao động.

2. Thử việc lương bằng 85% so với lương chính thức

Theo quy định này, từ khi Bộ luật Lao động chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì mức lương thử việc tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động thử việc là 85% mức lương chính thức của vị trí đó. Như vậy, lương thử việc tối thiểu không phải là 80% mà là 85% mức lương của công việc đó.

Nếu doanh nghiệp không chi trả đủ 85% hoặc thấp hơn mức lương thử việc, doanh nghiệp sẽ bị phạt 2-5 triệu đồng so với quy định của nhà nước.

3. Trước khi kết thúc thời gian thử việc, doanh nghiệp phải báo cho người lao động biết kết quả thử việc.

Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP nêu rõ:

Trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc, nếu đạt yêu cầu thì kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động ngay với người lao động.

Nếu không đạt yêu cầu, người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

Theo Điều 20, người lao động sau khi hoàn thành tốt trong thời gian thử việc và tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, doanh nghiệp phải kí hợp đồng với người lao động. Nếu không doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính 2-5 triệu đồng.

4. Thời gian làm việc

Người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần  đối với thời giờ làm việc bình thường. Trường hợp làm việc theo tuần, thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Nếu có tăng ca, làm thêm giờ người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết và nhận được sự đồng ý từ lao động; nếu ép làm thêm ngoài giờ doanhg nghiệp sẽ bị phạt hành chính.

5. Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng 

Theo Nghị định số 38, mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng từ 1/7/2022 đến hết ngày 30/12/2023 theo 4 vùng gồm:

  • Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng
  • Vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng
  • Vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng
  • Vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng

Dựa vào Bộ Luật của nhà nước quy định, doanh nghiệp phải trả lương cho lao động cao hơn hoặc bằng mới mức lương cơ sở. Nếu doanh nghiệp trả lương thấp hơn sẽ bị phạt hành chính và phải bồi thường tiền thiếu cho người lao động.

6. Tiền lương làm thêm giờ

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%
  • Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%
  • Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc ban đêm bằng tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường nhân với mức ít nhất 130% và số giờ làm việc vào ban đêm.

7. Đóng bảo hiểm xã hội 

Người lao động khi kí kết hợp đồng lao động chính thức với công ty sẽ được đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước. NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32% (trong đó người lao động đóng 10,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội).

Trên đây là một số lưu ý, lao động cần nắm rõ để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.

Facebook
Twitter
Email
Print

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Để lại bình luận

Tìm Việc Nhanh

Việc Làm Mới