Nếu lao động tự ý nghỉ ngang thì sẽ bị phạt như thế nào?

Nghỉ ngang, tự ý bỏ việc có nghĩa là lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chưa có sự chấp thuận của doanh nghiệp. Lao động khi bắt đầu vào làm việc được kí hợp đồng thì khi nghỉ việc cũng sẽ phải viết giấy xin nghỉ và phải nhận được sự đồng thuận của người sử dụng lao động, nếu viết giấy nhưng chưa đáp ứng đủ số ngày báo nghỉ mà tự ý nghỉ cũng được gọi là nghỉ ngang. Dù tự ý nghỉ ngang không ảnh hưởng gì nhiều tới doanh nghiệp nhưng nó sẽ để lại hậu quả không tốt cho lao động, cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Nghỉ ngang có được chi trả lương không 

Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, dù người lao động nghỉ ngang thì doanh nghiệp vẫn phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,… những ngày người lao động có đi làm chưa được thanh toán trong vòng 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Tuy nhiên, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (nghỉ ngang) sẽ phải có các nghĩa vụ sau:

– Không được trợ cấp thôi việc.

– Không được nhận trợ cấp thấp nghiệp

– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Không được nhận trợ cấp thôi việc

Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ:

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Trong đó:

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Không được nhận trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ 04 điều kiện dưới đây:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt trái pháp luật, đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư…

Với quy định này có thể thấy, người lao động nghỉ ngang là người không đáp ứng được điều kiện theo quy định. Do đó, sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Phải bồi thường, nhận xử phạt cho người sử dụng lao động

Để bù đắp tổn thất cho người sử dụng lao động, Điều 43 Bộ luật Lao động hiện hành quy định nghĩa vụ bồi thường của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:

– Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động trong mọi trường hợp;

– Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước. Trong đó, thời hạn báo trước:

+ Ít nhất 03 ngày làm việc khi không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận; không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng hạn đã thỏa thuận; bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động…

+ Ít nhất 30 ngày với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn;

+ Ít nhất 45 ngày với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn.

Ngoài những vấn đề trên, lao động nếu như bạn đang làm trong công ty nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản,…) khi bạn nghỉ ngang (đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật) thì hồ sơ của bạn vẫn sẽ được Công ty giữ lại và sau này bạn muốn tiếp tục xin vào các công ty đó sẽ được coi là hồ sơ xấu, có thể bạn sẽ không được tuyển dụng. Hãy cẩn trọng trước những việc làm của mình để tránh gặp phải những tình trạng như trên nhé.

Facebook
Twitter
Email
Print

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Để lại bình luận

Tìm Việc Nhanh

Việc Làm Mới