Đối tượng hưởng mức lương cao nhất khi cải cách tiền lương là ai?

Từ ngày 1/7/2024 sẽ chính thức thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương. Vậy đối tượng nào được hưởng mưc lương cao nhất sau khi cải cách tiền lương. Cùng tìm hiểu và làm rõ ở bài viết dưới đây nhé.

Theo Bộ Nội vụ, tiêu chuẩn, điều kiện đối với người làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi khi thực hiện cải cách tiền lương. Đồng thời, chế độ tiền lương của đối tượng này cũng tăng theo.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phương án cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công viên chức sẽ được tăng khoảng 30%, bao gồm lương cơ bản và phụ cấp.

Theo đó, cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

  • Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
  • Người làm công việc thừa hành, phục vụ trong các cơ quan công quyền, đơn vị sự nghiệp công thường là người làm công việc như: Lái xe, tạp vụ, nhân viên văn phòng, kỹ thuật tòa nhà…
  • Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành.
  • Có đủ sức khỏe để làm việc.
  • Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
  • Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Khi thực hiện cải cách tiền lương, lương viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi vì việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế.

Bảng lương mới của giáo viên khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27

Về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới bao gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp.

maptienluong 971 284
Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương. Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.

Trong đó:

  • Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương.
  • Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.

Tiền thưởng sẽ chiếm khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp (nếu có).

Như vậy, sau khi cải cách tiền lương, lương cơ bản của công chức viên chức sẽ chiếm khoảng 70% tổng lương.

Nghị quyết 27 cũng đưa ra mục tiêu tăng mức lương công chức, viên chức với những bước cơ bản để thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa khu vực công với khu vực doanh nghiệp.

Cụ thể, lộ trình đề ra ban đầu, từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Như vậy, khi cải cách tiền lương, mức lương cao nhất của công chức sẽ không thấp hơn so với mức lương cao nhất hiện nay.

9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới gồm:

Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập; phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.

Tiền lương y tế, giáo dục sẽ cao hơn so với mặt bằng chung

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.

Bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Nhất là qua đợt dịch COVID-19 vừa rồi cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa.

Vì vậy, khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.

Dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30%

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).

Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.

Mặc dù trong 3 năm qua, chúng ta chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: “Con số này tuy không phải là vượt bậc, nhưng cũng là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương”.

Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của Chính phủ, cũng như Bộ Nội vụ và các bộ, ngành trong triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương khóa XII; nhất là trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn sau tác động của đại dịch COVID-19.

Facebook
Twitter
Email
Print

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Để lại bình luận

Tìm Việc Nhanh

Việc Làm Mới