Đề xuất mới về bảo hiểm thất nghiệp lao động cần biết.

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm mà người lao động có thể mua để bảo vệ cho mình trong trường hợp mất việc làm. Khi người lao động mất việc do lý do không phải do họ, chẳng hạn như do sự giảm công việc hoặc doanh nghiệp phá sản, bảo hiểm thất nghiệp sẽ cung cấp trợ cấp tài chính trong một khoảng thời gian nhất định cho họ, giúp họ duy trì cuộc sống hàng ngày và tìm kiếm việc làm mới. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và căng thẳng cho người lao động trong giai đoạn chuyển đổi nghề nghiệp. Hiện nay Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có đề xuất mới về bảo hiểm thất nghiêp cho lao động như sau.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có tờ trình về dự thảo Luật việc làm sửa đổi So với Luật việc làm năm 2013, dự thảo tăng 1 chương và 83 điều, thành 8 chương và 145 điều. Trong đó, có 2 nội dung sửa đổi lớn liên quan về bảo hiểm thất nghiệp.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030: “Khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.

Mặt khác, giai đoạn 2015-2023, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng qua các năm (bình quân tăng khoảng trên 6%/năm), đến năm 2023, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp chiếm 31,5% lực lượng lao động lao động trong độ tuổi. Do đó, để phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2030 khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp là một thách thức lớn.

Hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa bao phủ hết các đối tượng có quan hệ lao động, chưa quy định người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (đây là nhóm có nguy cơ mất việc làm cao và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc). Mặt khác, Luật cũng chưa bao phủ đối với nhóm người làm việc không trọn thời gian, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng lương.

Vì vậy, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:

  1. Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên
  2. Người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố
  3. Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.

ASXH 20210910114733AM

Mở rộng đối tượng tham gia

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động. Mặt khác, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến giải pháp phòng ngừa thất nghiệp.

Vì lý do đó, dự thảo Luật đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp để phù hợp với thực tế.

Cụ thể, sẽ bổ sung đối tượng tham gia gồm: Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên; người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Với Luật Việc làm hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa quy định người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia. Đây vốn là nhóm có nguy cơ mất việc làm cao và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Sửa mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Bên cạnh việc mở rộng đối tượng tham gia, dự thảo Luật cũng đề xuất sửa mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Luật Việc làm quy định mức đóng này của người lao động và người sử dụng lao động cố định là 1% mức tiền lương tháng.

Theo tờ trình, mức đóng này chưa đảm bảo tính linh hoạt trong điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, suy thoái khi Quỹ kết dư lớn.

Tại dự thảo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Facebook
Twitter
Email
Print

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Để lại bình luận

Tìm Việc Nhanh

Việc Làm Mới