Khi làm việc, người lao động sẽ có thời gian làm việc hành chính và theo ca cũng như thời gian nghỉ ngơi để không ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như công việc. Quy định về thời gian làm việc tối đa, và thời gian người lao động được phép nghỉ ngơi trong khi làm việc là vấn đề quan trọng cần thỏa thuận làm rõ trong hợp đồng lao động.
Thời gian làm việc
Thời gian làm việc quy định của người lao động là thời gian mà người lao động phải thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, thỏa thuận lao động hoặc quyết định của người sử dụng lao động. Thời gian làm việc quy định của người lao động không được vượt quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật. Người lao động có quyền được nghỉ giữa các ca làm việc và được nghỉ hàng tuần, hàng năm, lễ, tết và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ca làm việc là khoảng thời gian người lao động bắt đầu làm việc cho đến khi kết thúc công việc/ bàn giao lại cho người khác – bao gồm cả thời gian nghỉ giữa giờ.
- Lao động làm việc theo ngày có ca làm việc không quá 8 giờ/1 ngày, và 48 giờ/ 1 tuần
- Lao động làm việc theo tuần thì thời gian làm việc không quá 10 giờ/1 ngày, và 48 giờ/ 1 tuần
- Trường hợp, người lao động đồng ý làm thêm giờ do yêu cầu công việc thì thời gian ca làm việc đó có thể sẽ kéo dài thêm.
Nhân viên theo ca hành chính làm việc theo ca kép sẽ có thời gian làm việc không quá 48 giờ một tuần và sẽ được tính thêm giờ tăng ca cho mỗi ca. Tùy theo tính chất và đặc thù của từng công việc, chế độ làm việc của từng bộ phận được công ty mà áp dụng theo giờ làm việc hành chính hoặc ca kíp được quy định cụ thể cho từng lao động.
Quy định về chấm công
1. Thời Gian Chấm Công:
- Nhân viên cần chấm công vào giờ làm việc chính xác theo lịch trình đã đề ra.
- Thời gian chấm công được xác định bắt đầu từ giờ làm việc và kết thúc khi kết thúc ca làm việc.
2. Hệ Thống Chấm Công:
- Sử dụng hệ thống chấm công tự động hoặc bảng chấm công để ghi lại thời gian đến và rời khỏi nơi làm việc.
- Đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong quá trình chấm công.
3. Các lỗi chấm công, bao gồm:
- Đi muộn: Việc NLĐ chấm công tại Công ty sau thời gian bắt đầu ca làm việc quy định hoặc được phân công thì bị coi là đi muộn. Việc nhân viên quên chấm công vào nhưng có chấm công ra bị coi là đi muộn.
- Về sớm: Việc NLĐ chấm công tại công ty trước thời gian kết thúc ca làm việc quy định hoặc được phân công thì bị coi là về sớm. Việc NLĐ có chấm công vào nhưng không chấm công ra bị coi là về sớm.
- Nghỉ không lý do: Ngày làm việc, ca làm việc không chấm công và không làm đơn xin nghỉ trên hệ thống quản lý
- Quên chấm công: Nhân viên có mặt/ tan làm đúng thời gian làm việc quy định hoặc được phân công nhưng quên không chấm công.
Khi xảy ra các lỗi đi muộn, về sớm, nghỉ không lí do, quên chấm công, NLĐ làm đơn trinh bày lí do để gửi lên Trưởng bộ phận/ Quản lý cơ sở duyệt đơn.
Quy định về nghỉ phép
Người lao động làm đi 12 tháng làm việc liên tục được quyền nghỉ phép năm hưởng nguyên 12 ngày lương.
Người lao động làm dưới 12 tháng làm việc thì thời giạ nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc
Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại công ty, cứ 5 năm làm việc được nghỉ thêm một ngày
1. Nghỉ bệnh, nghỉ ốm
- Nếu người lao động bị bệnh thì người lao động hoặc người thân của người lao động phải thông báo cho công ty biết trong thời gian sớm nhất
- Trường hợp nghỉ nhiều ngày liên tiếp (hơn 03 ngày liên tục) thì sau khi nghỉ bệnh người lao động phải nộp đơn xin nghỉ bệnh cùng với giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh nếu không sẽ bị trừ vào phép năm và thu nhập.
- Trong thời giạn nghỉ bệnh theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh NLĐ sẽ không được hưởng chế độ ốm đau theo luật của BHXH
2. Nghỉ việc riêng có lương, nghỉ việc riêng không lương
2.1: Nghỉ việc riêng có lương
Người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên luoeng và phải làm đơn thông báo cho quản ly biết trong những trường hợp sau đây
- Bản thân người lao động kết hôn: 3 ngày
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: 01 ngày
- Bố mẹ (2 bên) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 3 ngày
2.2: Nghỉ việc không hưởng lương
- Người lao động nghỉ việc không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với quản lý khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột mất, bố mẹ kết hôn, anh chị em kết hôn
- Ngoài quy định trên người lao có thể thoả thuận với công ty để nghỉ không hưởng lương.
3. Thủ tục xin nghỉ phép
- Các ngày Lễ, Tết người lao động sẽ được nghỉ theo thông báo của quản lý
- Người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương phải viết đơn xin nghỉ và được sự chấp thuận của cấp quản ly
- Trường hợp ốm đau, việc đột xuất phải cxin phép quản lý và bổ xung đơn xin nghỉ sau khu quay lại làm việc
- Người lao động nghỉ không xin phép, không viết đơn được cho là nghỉ nghỉ không phép, nghỉ vô trách nhiệm và sẽ phải bồi thường.
Như vậy, bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về một số thông tin, quy định về thời gian làm việc, chấm công và quy định nghỉ. Mong qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.